Trước nhu cầu và xu thế của ứng viên, doanh nghiệp cần biết tận dụng chiến lược thương hiệu nhà tuyển dụng để luôn nổi bật và là sự lựa chọn hàng đầu. Nhưng làm thương hiệu nhà tuyển dụng thế nào cho đúng? Sau đây là 5 phương thức hiệu quả bạn cần biết.
1. Chiến lược thương hiệu: “Biết mình biết ta”
Để trở thành điểm đến lý tưởng trong mắt ứng viên và giữ chân nhân tài lâu dài, doanh nghiệp trước hết cần hiểu rõ vị thế của mình trên thị trường tuyển dụng. So sánh với đối thủ giúp doanh nghiệp nhận diện điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để cải thiện, từ đó xây dựng chiến lược thương hiệu nhà tuyển dụng phù hợp với nhu cầu và kỳ vọng của ứng viên mục tiêu.
Khi xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, hãy chủ động giới thiệu những điểm mạnh nổi bật nhất của doanh nghiệp tới ứng viên. Điều này có thể thực hiện bằng cách xây dựng không gian làm việc phù hợp với xu hướng được ứng viên yêu thích, tạo ra nhiều mô tả công việc hấp dẫn hơn, áp dụng các công nghệ hiện đại vào quá trình tuyển dụng và đừng quên “khoe” văn hóa và những điều hấp dẫn ứng viên tích cực hơn trên mạng xã hội.
2. Xây dựng chân dung ứng viên
Trong quá trình phát triển chiến lược thương hiệu nhà tuyển dụng, mục tiêu không chỉ là thu hút những ứng viên giỏi về kỹ năng chuyên môn, mà quan trọng hơn là tìm được người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa doanh nghiệp cần có sẵn hình dung về ứng viên được cho là phù hợp văn hóa. Khi đó, xây dựng chân dung ứng viên là điều nên làm.
Chân dung ứng viên giúp doanh nghiệp có hình dung về những nhân tài trong tương lai.
Chân dung ứng viên là bức phác thảo giúp nhà tuyển dụng nhận dạng ứng viên lý tưởng dựa trên những nghiên cứu thị trường và thông tin thực tế thu thập từ chính nhân viên trong tổ chức. Chân dung ứng viên là cách để giúp bạn hiểu hơn về đối tượng mục tiêu và biết cách xây dựng mạng lưới ứng viên chất lượng. Để xây dựng chân dung ứng viên, bạn cần phải xác định các yếu tố như sau:
- Đối tượng mục tiêu (Bạn đang tìm kiếm ứng viên cho vị trí nào? Vị trí đó có tính chất ra sao?)
- Thông tin nhân khẩu (Họ tên, tuổi, ảnh, tình trạng hôn nhân…)
- Thông tin nền của ứng viên (Kinh nghiệm, kĩ năng…)
- Mục tiêu của ứng viên
- Động lực, vấn đề và mong muốn
- Các thông tin cần thiết khác (Sở thích, thói quen…)
3. Biến bài đăng tuyển dụng thành câu chuyện
Hãy dành một phút nhìn lại những bài đăng tuyển dụng của bạn. Nếu đó vẫn là những đoạn mô tả khô khan, đầy thuật ngữ chuyên môn và thiếu yếu tố cảm xúc, có lẽ đã đến lúc bạn cần thay đổi cách tiếp cận.Để minh họa những gì công ty bạn cung cấp, hãy sử dụng video và hình ảnh để nâng cấp các bài mô tả công việc này.
Mô tả công việc không nhất thiết chỉ bằng từ ngữ.
Sử dụng nội dung trực quan (visualized content) là một xu hướng được chú ý gần đây và hoàn toàn có thể áp dụng trong công tác tuyển dụng. Khi đó, bản mô tả công việc sẽ trở thành một câu chuyện thu hút sự theo dõi của ứng viên hơn. Một số lưu ý cho bạn khi “xào nấu” lại mô tả công việc:
- Tập trung vào một vị trí cụ thể thay vì đăng hàng loạt.
- Nếu sử dụng video, hãy mời 2–3 nhân viên hiện tại đang đảm nhiệm vị trí tương tự để chia sẻ trải nghiệm.
- Chọn cách kể chuyện để ứng viên có góc nhìn chân thực nhất
- Trình bày nội dung công việc một cách chi tiết, rõ ràng.
- Không cần nói nhiều, thay vào đấy hãy thể hiện bằng hình ảnh hấp dẫn
- Video chỉ nên có thời lượng dưới 2 phút
4. “Chạm” vào trải nghiệm của ứng viên
Khi những ứng viên tiềm năng thuộc thế hệ trẻ, doanh nghiệp phải chịu khó thay đổi và tạo sự khác biệt. Ứng viên quan tâm đến việc được trao quyền tự chủ về cách họ có thể làm việc, công nhận và khen thưởng cho đóng góp của họ và cơ hội để có tạo những điều ý nghĩa cho cộng đồng.
Vậy Website của bạn có gây tò mò cho ứng viên và khiến họ muốn làm việc cho bạn không? Hãy “chạm” vào ứng viên ngay từ khoảnh khắc này. Thay đổi những cảm quan đầu tiên của ứng viên bằng cách chia sẻ trên các kênh truyền thông như website, fanpage tuyển dụng… những câu chuyện, cảm nghĩ của nhân viên khi làm việc tại doanh nghiệp bạn, đặc biệt là khai thác sâu vào việc những bạn trẻ được thể hiện bản thân và cùng tổ chức đóng góp cho xã hội ra sao. Đừng quên giới thiệu ứng viên những hoạt động, chương trình mà họ có thể trải nghiệm khi gia nhập tổ chức như các sự kiện nội bộ, dã ngoại công ty…
5. Kêu gọi sự tham gia từ nhân viên
Chúng ta đã biết, việc xây dựng chiến lược thương hiệu nhà tuyển dụng không phải là việc riêng của phòng nhân sự hay truyền thông, mà là nỗ lực chung của toàn tổ chức. Nhân viên chính là những “đại sứ thương hiệu” chân thật và có sức ảnh hưởng lớn nhất, hãy tạo điều kiện để họ cùng tham gia lan tỏa hình ảnh tích cực về doanh nghiệp và khuyến khích họ chia sẻ những tin tức, hình ảnh của doanh nghiệp trên mạng xã hội, đặc biệt trên kênh LinkedIn. Social Employee là cách đơn giản, tiết kiệm nhưng cũng rất hiệu quả khi doanh nghiệp muốn doanh nghiệp được biết đến bởi nguồn ứng viên chất lượng, uy tín.
Ngoài ra, nhân viên có thể để lại bình luận, đánh giá của bản thân và cho điểm cho doanh nghiệp, từ phúc lợi, văn hóa đến CEO trên các nền tảng xã hội hay những lời truyền miệng. Đây sẽ là cách làm hiệu quả để giúp doanh nghiệp bạn được biết đến nhiều hơn và ứng viên hiểu về môi trường bên trong tổ chức sẽ như thế nào.
Và nếu bạn đang tìm kiếm một kênh hiện đại để thể hiện thương hiệu nhà tuyển dụng một cách sáng tạo và chuyên nghiệp, đừng bỏ qua nền tảng Firer. Với khả năng cá nhân hóa trải nghiệm ứng viên, tích hợp nội dung đa phương tiện và tối ưu hóa hiển thị thương hiệu tuyển dụng, Firer chính là công cụ hỗ trợ đắc lực để doanh nghiệp truyền tải đúng thông điệp đến đúng người, đúng lúc.
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin và cập nhật các khóa học mới nhất trên trang Facebook chính thức của Học viện FIRER – Đào Tạo Hành Chính Nhân Sự Thực Chiến