FEEDBACK

FEEDBACK

Đăng ký

TƯ VẤN

5 quy tắc mới giúp gia tăng gắn kết nhân viên

5 quy tắc

Trung bình cứ 2 nhân viên gắn kết thì có 1 nhân viên muốn rời bỏ tổ chức. Con số trên được Gallup thống kê và đưa ra trong bối cảnh thế giới việc làm đang thay đổi. Người trẻ, đặc biệt là thế hệ gen Z càng ngày càng thiếu gắn bó với tổ chức. Bởi vậy, thay vì áp dụng những phương pháp cũ, quy tắc 5P được đưa ra để gia tăng gắn kết nội bộ một cách tức thì. 

Quy tắc số 1: Proximity – Gần gũi 

Trong một tổ chức, sự gần gũi đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy tương tác giữa các nhân viên, từ đó hình thành cảm giác gắn bó và trách nhiệm với công việc.
Nhân viên thường cảm thấy kết nối hơn với những người họ thường xuyên tương tác – dù là qua những cuộc trò chuyện tại văn phòng hay các buổi họp trực tuyến, email. Tâm lý con người luôn ưu tiên sự quen thuộc; chúng ta dễ cởi mở và hợp tác với những người đã trở thành “gương mặt thân quen” trong quá trình làm việc.
Khi nhân viên hiểu được vai trò của mình liên quan thế nào đến công việc của người khác, khi họ cảm nhận được sự tin tưởng và hỗ trợ từ đồng nghiệp, thì sự gắn bó với tổ chức sẽ được hình thành một cách tự nhiên.

Làm thế nào để tăng cường sự gần gũi trong tổ chức?

  • Đưa ra những quy định cụ thể về thời gian nhân viên nên có mặt ở văn phòng (kèm lý giải tại sao), trong trường hợp tổ chức cho phép nhân viên làm việc linh hoạt.
  • Tạo điều kiện để những người có mối quan hệ tốt được làm việc cùng nhau.
  • Tổ chức các buổi giao lưu và xây dựng các câu lạc bộ chia sẻ chung sở thích để xây dựng đội nhóm.
  • Giao cho nhân viên những công việc đòi hỏi sự phối hợp, tương tác.
  • Sử dụng thời gian check in đầu cuộc họp và check out cuối cuộc họp để các thành viên trong dự án kết nối và hiểu nhau hơn.

Quy tắc số 2: Presence and Attention – Hiện diện và chú ý

Chúng ta đang sống và làm việc trong một môi trường có quá nhiều thứ xảy ra, gây ra sự xao nhãng. Điều đó đồng nghĩa không dễ để có được sự chú ý. Một quá trình tương tác không bị phân tâm sẽ thúc đẩy sự phát triển của các mối quan hệ, gia tăng động lực và sự gắn kết tích cực.
Khi nhà lãnh đạo dành thời gian để hiện diện một cách có chủ đích và thể hiện sự chú ý chân thành, nhân viên sẽ cảm nhận được sự quan tâm thật sự. Đó chính là nền tảng nuôi dưỡng lòng tin – và cũng là chất xúc tác cho sự gắn bó lâu dài.

Nên hiện diện và thể hiện sự chú ý ra sao?

  • Hãy quan tâm đến nhân viên và chú ý đến cách họ thể hiện.
  • Hãy đặt câu hỏi để lắng nghe cách thức nhân viên làm việc.
  • Khi nhân viên tương tác, hãy phản hồi nhanh chóng và sâu sát. Đồng thời, kết nối họ với các nguồn lực cần thiết nếu họ cần được hỗ trợ.’

Quy tắc số 3: Performance – Hiệu suất

Một trong những yếu tố quan trọng giúp tăng cường sự gắn bó của nhân viên với tổ chức chính là hiệu suất công việc. Khi nhân viên hiểu rõ kỳ vọng, có mục tiêu cụ thể và đạt được những kết quả rõ ràng, họ sẽ cảm thấy mình có giá trị và đóng góp thực sự cho sự phát triển chung.
Không chỉ dừng lại ở việc “làm tốt”, sự gắn kết đến khi công việc vừa phù hợp với năng lực cá nhân, vừa đủ thách thức để thúc đẩy nhân viên phát triển và bứt phá khỏi vùng an toàn.
Theo nghiên cứu của Gallup, những công ty hoạt động hiệu quả nhất ở Hoa Kỳ sẽ có khoảng 70% nhân viên gắn kết, gấp bảy lần mức trung bình của cả nước. Một trong những chiến lược của họ là kết hợp tính linh hoạt với trách nhiệm và huấn luyện để gia tăng hiệu quả. Thực tế là khi các tổ chức linh hoạt và trao quyền cho nhân viên, hiệu suất của họ cũng sẽ tốt hơn. 

Quy tắc số 4: Pizza – Phúc lợi

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng khi ăn cùng nhau, con người tạo nên  cộng đồng, tăng cường niềm tin, gia tăng hạnh phúc. Tất cả những điều này sẽ thúc đẩy sự gắn kết của nhân viên. 
Theo dữ liệu của Gallup, những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất đều là những doanh nghiệp có các chế độ phúc lợi hấp dẫn. 
Khi các tổ chức cung cấp trải nghiệm và phúc lợi tốt, họ sẽ tiếp thêm động lực để nhân viên nỗ lực hết mình. Cung cấp những bữa ăn (như pizza), những chương trình chăm sóc sức khỏe hay tạo ra không gian làm việc thoải mái để nhân viên hợp tác, học hỏi, giao lưu và tái tạo năng lượng sẽ giúp nhân viên gia tăng gắn kết với tổ chức.

Quy tắc số 5: Purpose – Mục đích lớn

Mục đích lớn là tiêu chuẩn vàng cho sự gắn kết khi chuyển hóa từ năng suất đến phúc lợi của nhân viên.
Theo nghiên cứu được công bố trên Harvard Business Review, khi tổ chức có mục đích lớn, rõ ràng về mục tiêu tăng trưởng, kế hoạch mở rộng quy mô, ra mắt các sản phẩm mới… thì nhân viên cũng gắn kết cao hơn.
Khi các nhà lãnh đạo chia sẻ tầm nhìn, cam kết với cổ đông và thể hiện những phẩm chất đạo đức tốt sẽ khiến nhân viên gắn kết và làm việc hiệu quả hơn.
Cũng theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Psychosomatic Medicine, khi ý thức rõ ràng hơn về mục đích sống, con người có mức độ mắc bệnh tim mạch thấp hơn và tuổi thọ cao hơn.

Chia sẻ mục đích lớn như thế nào?

  • Hãy cho nhân viên thấy viễn cảnh lớn của doanh nghiệp và vai trò của họ trong bức tranh đó.
  • Hãy chắc chắn rằng mục đích phải lấy con người làm trung tâm bởi bên cạnh các cam kết về mục tiêu tài chính, động lực để mọi người thức dậy mỗi sáng là biết được nỗ lực của mình đã tạo ra sự khác biệt cho người khác như thế nào.

Gắn kết nội bộ không còn là điều xa xỉ mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với những doanh nghiệp mong muốn phát triển bền vững trong bối cảnh nhân sự liên tục biến động. Và để triển khai hiệu quả các nguyên tắc như 5P đòi hỏi không chỉ chiến lược đúng, mà còn cần công cụ hỗ trợ phù hợp.

Firer – nền tảng tuyển dụng và phát triển nhân sự thế hệ mới – không chỉ giúp doanh nghiệp thu hút ứng viên, mà còn là cánh tay đắc lực trong hành trình xây dựng văn hóa gắn kết, lan tỏa mục đích tổ chức và nâng cao hiệu suất đội ngũ. Tại đây, doanh nghiệp có thể tạo dựng hình ảnh thương hiệu tuyển dụng sống động, đồng thời tiếp cận các khóa đào tạo chuyên sâu từ Học viện FIRER, nơi cung cấp kiến thức thực chiến về quản trị nhân sự, văn hóa nội bộ và trải nghiệm nhân viên.

👉 Khám phá cách Firer đồng hành cùng bạn trong chiến lược gắn kết nhân sự tại: FIRER – Đào Tạo Hành Chính Nhân Sự Thực Chiến 

Facebook Comment

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *